1. Không phải ai đọc sách cũng giác ngộ cao siêu và thành công lớn. Nhưng hiếm ai thành công lớn và giác ngộ cao siêu mà lười đọc sách. Ngay cả Thích Ca Mâu Ni cũng đọc sách điên cuồng từ khi còn bé. Các triết gia lỗi lạc đọc từ truyện ma đến ngôn tình. Họ am hiểu Doremon hơn bất cứ một đứa trẻ nào. Warren Buffet (vua chứng khoán, giàu thứ 2 thế giới) cũng đọc sách nhiều. Thượng vàng – hạ cám, thập cẩm.
2. Chúng ta nên đọc sách kinh điển trước. Thế nào là sách kinh điển? Là sách nổi tiếng, để lại dấu ấn lớn trong lịch sử nhân loại.
3. Khi ta đọc thì nên đọc kỹ, tỉ mỉ và cẩn thận. Đọc đến mức thuộc lòng càng tốt. Thà thuộc một cuốn sách còn hơn đọc 100 cuốn mà sơ sài, qua loa, mờ hồ.
4. Tôi không thể đọc sách nhanh và cũng không cổ vũ đọc sách nhanh. Đọc chậm và nhớ lâu, tư duy về điều đã đọc thật nghiêm túc mới có hiệu quả. Tuy nhiên, đọc sách nhanh có lợi khi tra cứu, tìm minh chứng để viết tiểu luận, luận văn. Đọc để học và suy ngẫm thì đọc nhanh không có tác dụng.
5. Có nhiều cách để tiếp thu tri thức nhân loại mà sách chỉ là một kênh. Nhiều người lười đọc, lười nghe sách thường viện dẫn điều này để bao biện cho bản thân. Nhưng kênh sách rất nhanh và hiệu quả, có hệ thống. Đọc vẫn tốt hơn là không.
6. Rất cần phải đọc sách. Tuy nhiên, suy cho cùng sách cũng là tổng hợp từ cuộc sống. Không nên tôn thờ sách và sùng bái sách quá mức. Cuộc sống mới là mênh mông và vĩ đại.
Có vài bậc đại danh không hề đọc sách vẫn đạt trí tuệ mẫn tiệp. Điển hình là Jesus Christ và Socrates. Các vị ấy rất hiếm khi đọc sách. Tại sao vậy? Vì các vị ấy có năng lực tư duy rất mạnh. Chỉ cần quan sát xã hội, tự nhiên xung quanh, họ cũng tự ngộ ra những lễ huyền vi của vũ trụ mà đếch cần nhập quá nhiều data. Tuy nhiên số người như vậy quá hiếm hoi ở thế giới này.