Đỗ Cao Sang

THIỀN TÂM VÀ CHÁNH NIỆM

1. Giữ tâm trong chánh niệm cho phép ta nhìn thấy điều kì diệu, mới mẻ trong mỗi phút giây ở những vật rất bình thường và quen thuộc thay vì mong chờ một điều gì đặc biệt sắp xảy ra.

2. Giây phút bạn có chánh niệm (sống toàn tâm ý với thực tại) chính là lúc bạn thành Phật. Theo nghĩa này, bất cứ ai cũng có thể thành phật ngay lúc này, và ngay tại đây.

3. Giây phút bạn sống chánh niệm đã mang sẵn toàn bộ thuộc tính của Niết Bàn. Niết Bàn nghĩa là tâm cảnh vô cầu. Bạn không mong đợi hoặc lo sợ cái gì đặc biệt sẽ xảy ra, không mơ tưởng hoặc nuối tiếc hư ảnh quá khứ thì bạn chính đang sống trong Niết Bàn.

4. Chánh niệm là tâm quân bình, không phải là hưng phấn cũng không buồn tẻ. Chánh niệm là an nhiên và hỉ lạc.

5. Bạn không cần phải chứng được cái này, chứng được cái nọ. Giữ được chánh niệm trong đời sống chính là đắc đạo.

6. Mất chánh niệm không phải là điều đáng sợ. Sợ nhất là mất chánh niệm quá lâu mà không biết mình đã mất.

7. Buông bỏ mới có chánh niệm. Chánh niệm chính là buông bỏ. Buông bỏ để giữ lấy cái cốt yếu quan trọng. Đó là hiện tại, sự tương tác với thực tại mầu nhiệm.

8. Có mặt với tâm bình thường, không kì vọng, không so sánh chính là thiền tâm. Bạn không cần bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng, bạn không cần cố gắng leo lên đạt cảnh giới nào cả để đạt cái thiền tâm đó. Chỉ cần bạn biết quay về nắm lấy thực tại, bạn đã có tất cả rồi.

Related posts

BA CÁI LĂNG NHĂNG TUỔI TRẺ

Đỗ Cao Sang

CÁC DẠNG THỨC THÀNH CÔNG

Đỗ Cao Sang

Ý NGHĨ

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment