Đỗ Cao Sang

THAI GIÁO

Hai từ này gần đây không còn xa lạ với dân Việt, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nhưng hiểu đúng về nó thực là không dễ.

Người ta hay hiểu đơn thuần thai giáo là sự giáo dục sớm cho trẻ em trước khi đứa bé ra đời. Theo đó, người ta âu yếm, vuốt ve cái thai, bật nhạc Mozart và Beethoven cho cái thai nghe hàng tối, thậm chí đọc truyện cổ tích cho thai nghe.

Nay tôi xin nói vắn tắt thế này.

Những hành vi đó rất đúng và có ích. Tôi không phản đối những việc làm tuyệt vời đó. Tuy nhiên các mẹ đã hiểu sai vấn đề.

Thực sự thì thái giáo chuẩn hướng là chăm sóc bà mẹ và ông bố (số 1 là bà mẹ) chứ không phải chăm sóc thai.

Không ai có thể phủ nhận rằng, khi con nhỏ nằm trong bụng mẹ, chăm sóc mẹ chính là chăm sóc con.

Theo sách vở Tây Âu, trẻ em sinh ra không có sẵn tính nhưng có sẵn khí. Đạo Phật cho rằng cả tính cách và khí đều có sẵn.

Chả biết ai đúng ai sai.

Nhưng người ta cho rằng:

Mẹ hay cáu giận và căng thẳng sẽ đẻ ra đứa trẻ mang khí xấu như hay dỗi, hay giận, cả thèm chóng chán. Mẹ u sầu đẻ ra con có tính nhút nhát, tự kỉ…

Vậy ta phải chăm sóc cái gì cho mẹ?

Đó là chăm sóc phần hồn và chăm sóc phần xác (spiritual nurturing and physical nurturing) cho mẹ.

Cả hai phần này dân ta đều chăm sóc sai cách và hiểu nhầm. Ví dụ như thai phụ ăn cái này ăn cái kia thì con đẻ ra thông minh chỉ là những tin đồn xằng đồn bậy. Miệng thế gian như làn sóng biển. Nó không phải miệng chum miệng vại nên tôi không tài nào bịt hết được.

Hơn nữa, thai phụ bật nhạc lên thì cả mẹ và con đều cùng nghe chứ không phải chỉ cho con nghe.

Nghe nhạc thiền êm ái, truyện êm ái là đúng nhưng chưa đủ. Đó chỉ là pháp trước mắt và cục bộ tạm thời.

Chính thiền học và trái tim thiền tập mới có thể giải quyết thấu đáo vấn đề thai giáo.

Hãy thực hành thiền ăn, thiền đi, thiền thở và duy trì trái tim thiền tập!

Hãy sống an hòa, trí tuệ, yêu thương! Cha mẹ có yêu thương, an hòa và hiểu biết thì con cái được nhờ từ bụng mẹ đến khi trưởng thành.

 

Related posts

HAI TRƯỜNG PHÁI GIÁO DỤC

Đỗ Cao Sang

WHO IS HE?

Đỗ Cao Sang

TÁM ĐIỀU VI DIỆU VỀ CHÁNH NIỆM

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment