Đỗ Cao Sang

TÂM KHIÊM TỐN VÀ LỜI KHIÊM TỐN

Các sách của Tây đều nói KHIÊM TỐN là một đức tính cao quý của con người. Họ nói rằng, để thành công lớn và đi xa thì cần KHIÊM TỐN. Điều này nghĩa là gì?

Sách nói không sai. Nhưng họ chưa nhận diện thế nào là KHIÊM TỐN đích thực. Lời KHIÊM TỐN và TÂM KHIÊM TỐN là hai thứ khác xa nhau. Ở đời thường dễ tìm thấy lời KHIÊM TỐN. Còn tâm KHIÊM TỐN thì chỉ có ở những tu luyện cao siêu. Người thường hiếm ai đạt tâm KHIÊM TỐN.


Ví dụ: Bạn vừa mua được con LEXUS. Bạn bè anh em, cơ quan khen nức nở. Bạn thường nói, có gì đâu các bác, chỉ là cái phương tiện đi lại thôi mà. Em còn phải phấn đấu nhiều.
Nhưng tâm bạn có thực sự khiêm tốn không? Hẳn hoi là không. Vì cơ bản, hành vi mua LEXUS của bạn là vì mục tiêu mong được khen, muốn hơn người. Không phải là để đi lại đơn thuần. Thời buổi này, đi lại thì thiếu gì cách mà LEXUS mới đi lại được?

Nên nhớ sách vở Tây Âu (trừ Phật học) đều nói về nghệ thuật như NT lãnh đạo, NT bán hàng, NT giao tiếp, NT thuyết trình, NT quản trị… Mà đã là nghệ thuật thì không có cái gì đi từ TÂM ra cả. Đều chỉ là các thủ đoạn MA GIÁO để đi lên thành công. Các sách thường dạy KHIÊM TỐN như là một nghệ thuật sống.

KHIÊM TỐN khi ở sâu bên trong thì khác hẳn. Nó là một thành quả chứng đắc của công phu tu tập lâu dài do thấu hiểu lẽ vô thường và những huyền vi của vạn pháp.

Có khi nào KHIÊM TỐN là một con đường để đi đến chứng đắc không?

Có chứ. KHIÊM TỐN cũng là con đường tu học. Ví dụ thế này: Xưa Phật bắt cả giáo đoàn của Người phải đi khất thực, xin ăn ở mọi nhà, không phân biệt giàu nghèo, không kén chọn thức ăn. Bởi vì trong giáo đoàn có nhiều vị xuất thân hoàng tộc, quyền quý, khi đi khất thực như thế, họ sẽ rèn luyện được tâm KHIÊM TỐN. Hẳn nhiên ban đầu đi như vậy, không phải tâm thầy nào cũng khiêm tốn, nhưng đi nhiều và phải xin ăn mãi thành ra cũng trở thành KHIÊM TỐN thật sự.

Lãnh đạo KHIÊM TỐN có lợi gì?

Họ khiêm tốn (kể cả giả mạo) thì sẽ tiếp nhận được các ý tưởng, sáng kiến hay từ quần chúng và thu hút được nhân tài. Hãy tưởng tượng, nếu bạn tỏ ra cái gì cũng xuất sắc và hơn người thì còn ai muốn nêu ra ý tưởng nữa? Nếu bạn ăn mặc, trang bị quá lỗng lẫy và cao sang thì sẽ tạo ra khoảng cách với cấp dưới. Cái này vừa có lợi cũng vừa có hại. Cái lợi là bạn trở thành vị thánh, nói gì cũng có người sợ, cũng tin. Cái hại là bạn không thâu nhận được thêm hiền tài về quanh mình. Lộng lẫy cao sang hợp với giới ca sỹ, người mẫu, showbiz. Còn lãnh đạo thì nên giữ mực vừa phải. Không quá cầu kỳ cũng không quá đơn giản.

Related posts

GỬI BỌN 9X

Đỗ Cao Sang

MARKETING VÀ PHẬT HỌC PHẦN 1 – Ý NIỆM

Đỗ Cao Sang

NGƯỜI HÁT RONG

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment