Đỗ Cao Sang

TẠI SAO TRẺ EM NGHIỆN GAME

Đây là chủ đề rất nhiều gia đình quan tâm vì theo ước đoán chủ quan của tôi, cứ 10 gia đình ở đô thị thì 6 gia đình gặp vấn nạn này.

Nghiện game điện tử cũng nguy hại không thua gì nghiện heroin và nghiện rượu. Nó làm bạc nhược tinh thần và giảm đi năng lực phán đoán, quan sát những vấn đề khác của cuộc sống. Nhiều người lí luận là chơi game có thể kích thích sáng tạo và tư duy. Điều này hiển nhiên là đúng nhưng chơi đến mức nghiện thì cái hại lại bao phủ cái lợi.

Nhìn một đứa trẻ nghiện game thì ai cũng nhận ra ngay. Một mái tóc dài bù xù phủ lấy khuôn mặt xanh và xương xẩu. một cặp mắt mất thần khí và mụ mị. Một cơ thể khẳng khiu như những cành xoan vươn mình trong gió đông.

Có một đứa con như vậy. Cha mẹ không buồn rầu sao được.

Nhưng để có đứa con như thế cũng là do sai lầm của cha mẹ. Phần đa số do chúng ta mải kiếm tiền hoặc chạy theo sở thích ích kỉ cá nhân mà xao lãng việc chơi với con và đem đến cho con những nguồn vui thay thế (alternative sources of fun).

Có bao giờ bạn hỏi quá khứ, tại sao, khi chưa có game, trẻ em ngày xưa vẫn chơi đùa rất vui và chơi cả ngày không biết mệt? Điều đó chứng tỏ, để giải trí thì có vô vạn cách khác nhau. Vừa khỏe khoắn vừa kích não bộ hoạt động mạnh. Rõ ràng game không phải là tất cả và cũng không phải quá hấp dẫn.

Con tôi tuyệt đối không mê chơi game dù nó biết chơi vài trò. Và tôi cũng không cần cấm. Tại sao vậy?

Không phải vì nó không thích mà nó có quá nhiều thứ khác để chơi. Game không phải là lựa chọn số 1 của nó.

Sự thực này sẽ đúng với tất cả các bé. Game điện tử không thể nào luôn hấp dẫn và gây nghiện nếu chúng được chơi với cha mẹ, anh em trong những trò chơi khác như cầu lông bóng, đá, bơi lội, đàn sáo, vẽ tranh…ngay từ nhỏ.

Tóm lại, con bạn bị chứng nghiện game chứng tỏ chúng thiếu thốn tình cảm và thiếu nguồn vui đích thực. Đứa trẻ quằn quại và lăn lộn trong game đã biểu hiện rõ một gia đình có vấn đề về cách sống và nhân sinh quan. Người Mỹ gọi đó là dysfunctional families.

Để một đứa trẻ nghiện game thì gia đình đó phải cực kì vô tâm và cẩu thả vì từ lúc cầm vào máy đến khi nghiện game được là một quá trình rất dài. Theo quy luật, phải trải qua XÚC – THỌ – ÁI. Nghĩa là tiếp xúc, tập chơi, biết chơi, chơi giỏi, rồi mới đến nghiện. Bây nhiêu giai đoạn đều là rất công phu và bền bỉ. Bởi thế mới nói, cha mẹ vô tâm lắm mới để con lâm vào cảnh nghiện.

Related posts

HAI KIỂU HIẾU HẠNH

Đỗ Cao Sang

HOẠN NẠN LÀ GÌ?

Đỗ Cao Sang

SANG ĐỖ DẠY CON TRAI – P7

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment