Đỗ Cao Sang

PHỤ NỮ VÀ ĐỨC PHẬT

Một lần thầy A-nan-đa hỏi Đức Phật:
– Thưa Thế tôn, nếu một người nữ nhân tu học chuyên cần đúng chánh pháp thì có thể đắc ngộ được những quả vị giống như một nam nhân hay không?

Đức Phật nói:
– Ta khẳng định nếu một nữ nhân tu học chuyên cần đúng chánh pháp thì người đó hoàn toàn có thể đạt được những quả vị Tu Đà Hoàn, A La Hán giống như một nam nhân.

Thầy A-nan-đa thắc mắc vậy tại sao thế tôn không cho người nữ nhân gia nhập giáo đoàn. Đức Phật nói rằng bây giờ không phải là thời điểm thuận lợi vì giáo đoàn chưa vững mạnh hẳn để chống chọi với sóng gió dư luận.

Nhưng chỉ sau đó ít lâu, Ngài đã lập ra giáo đoàn của ni chúng do mẹ Ngài là Kiều Đàm Vi đứng đầu với tám điều hạn chế của ni đoàn (so với tăng đoàn) để né các đòn tấn công từ dư luận. Người nữ nhân được tu hành, trở thành người được coi trọng trong xã hội Ấn lúc đó thật là điều không tưởng.

Quyết định của Phật như một tiếng sét giữa không trung làm rung chuyển toàn bộ xã hội Ấn Độ. Ngài đã sẵn sàng xả thân để thực hiện quyền bình đẳng giới cho phụ nữ.

Quý vị nên nhớ, thời Đức Phật và cả bây giờ, Ấn Độ là một xứ sở phân biệt đẳng cấp rất ngặt nghèo. Người phụ nữ và nam giới cũng bị các đạo và các giáo phái hiểu sai. Họ cho rằng thân thể người nữ không thể vươn tới trí tuệ cao và không thể giải thoát khỏi các ô uế sẵn có trong người.

Cách đây hơn 20 năm, ông Lý Quang Diệu có sang thăm Ấn Độ, ông ta nói: Cái xứ này mọi thứ đều tốt nhưng nếu không có sự phân biệt và kì thị giai cấp và giới tính sẽ trở thành đứng số một thế giới chứ không phải Mỹ hay Trung Quốc.

Thế mới biết Đức Phật thật vĩ đại và trí tuệ biết bao. Cách đây 2600 năm, Ngài đã nhận ra nữ nhân và nam nhân bình đẳng. Chúng sanh đều bình đẳng về bản thể chân ngã. Điều này thì trong số những hiền giả nổi tiếng cổ kim không có ai vượt qua được Ngài.

 

Related posts

GIỎI NGOẠI NGỮ

Đỗ Cao Sang

TRÍ TUỆ VÕ ĐẠI LANG VÀ VẤN ĐỀ NHÂN SỰ

Đỗ Cao Sang

CÁC UYỂN NGỮ CƠ BẢN Ở CÔNG SỞ

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment