Đỗ Cao Sang

PHỤ NỮ – THIỀN VÀ TRẦM CẢM

Kẻ nữ nhân, theo nguyên thủy đã khổ hơn nam nhân. Nữ nhân phải mang thiên chức sinh đẻ, hàng tháng hành kinh rất bất tiện. Đó là những chức năng sinh lý tự nhiên đã quy ước họ khổ hơn nam nhân rồi.
 
Không những thế, người nữ bắt đầu bị coi thường (so với người nam) trên toàn thế giới kể từ khi các công xã nguyên thủy tan rã. Chiến tranh chinh phạt khiến cho nam giới chiếm thế thượng phong. Từ đó phụ nữ bị coi là hạ cấp, máy đẻ, người hầu, nô tì, trò chơi giải trí.
 
Phật Thích Ca sống cách chúng ta khoảng 2600 năm nhưng Ngài đã phát biểu: Trí tuệ và năng lực giác ngộ của nam và nữ hoàn toàn như nhau. Ngài quả là vĩ đại vì thời đó, cả thế giới tin rằng nữ không thể bằng nam cả về trí tuệ và sức mạnh cơ bắp dù cho người nữ có nỗ lực tu học đến cỡ nào.
Gần đây, ở những xã hội tạm gọi là văn minh, người nữ nhân ít bị kì thị hoặc không còn bị kì thị, thậm chí đã có quyền lợi ngang hàng nam giới từ lâu rồi. Tuy nhiên cái chức năng sinh lý tự nhiên (kinh nguyệt và mang thai) thì vĩnh viễn gây khổ.
 
—000—
 
Một lần thầy A-nan-đa hỏi Đức Phật:
– Thưa Thế tôn, nếu một người nữ nhân tu học chuyên cần, đúng chánh pháp thì có thể đắc ngộ được những quả vị giống như một nam nhân hay không?
Đức Phật nói rành mạch:
– Ta khẳng định nếu một nữ nhân tu học chuyên cần đúng chánh pháp thì người đó hoàn toàn có thể đạt được những quả vị Tu Đà Hoàn, A La Hán giống như một nam nhân vậy.
Thầy A-nan-đa thắc mắc vậy tại sao thế tôn không cho người nữ nhân gia nhập giáo đoàn. Đức Phật nói rằng bây giờ không phải là thời điểm thuận lợi vì giáo đoàn chưa vững mạnh hẳn để chống chọi với sóng gió dư luận.
Nhưng chỉ sau đó ít lâu, Ngài đã lập ra giáo đoàn ni chúng do mẹ Ngài là Kiều Đàm Vi đứng đầu. Giáo đoàn nữ khất sĩ phải thực hiện tám điều hạn chế (so với tăng đoàn) để né các đòn tấn công từ dư luận. Người nữ nhân được tu hành, trở thành người được coi trọng trong xã hội Ấn lúc đó thật là điều không tưởng.
 
Quyết định của Phật như một tiếng sét giữa không trung làm rung chuyển toàn bộ xã hội Ấn Độ. Ngài đã sẵn sàng xả thân để thực hiện quyền bình đẳng giới cho phụ nữ.
Quý vị nên nhớ, thời Đức Phật và cả bây giờ, Ấn Độ là một xứ sở phân biệt đẳng cấp rất ngặt nghèo. Người phụ nữ và nam giới cũng bị các đạo và các giáo phái hiểu sai. Họ cho rằng thân thể người nữ không thể vươn tới trí tuệ cao và không thể giải thoát khỏi các ô uế sẵn có trong người.
 
Cách đây hơn 20 năm, ông Lý Quang Diệu có sang thăm Ấn Độ và nói: Cái xứ này mọi thứ đều tốt. Nhưng sự phân biệt giai cấp và giới tính thì thật tệ hai. Nó là trở ngại lớn nhất của Ấn. Nếu không, Ấn sẽ đứng số một thế giới chứ không phải Mỹ hay Trung Quốc. Thế mới biết Đức Phật thật vĩ đại và trí tuệ biết bao. Cách đây 2600 năm, Ngài đã nhận ra nữ nhân và nam nhân bình đẳng. Chúng sanh đều bình đẳng về bản thể chân ngã. Điều này thì trong số những hiền giả nổi tiếng cổ kim không có ai vượt qua được Ngài.
 
TRẦM CẢM SAU SINH
 
Rất nhiều phụ nữ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh (postnatal depression). Họ trở nên chán ăn uống và thường xuyên nóng giận, tủi hờn bất thường. Chứng này không trị ngay, để lâu sẽ gây hậu quả khó lường. Nhiều người đã tuyệt vọng tìm tới cái chết.
Người nhà của một phụ nữ như vậy, nếu hiểu biết thì nên:
 
1. Thông cảm, lắng nghe và tha thứ cho cô ấy.
2. Cư xử với cô ấy nhẹ nhàng và lờ đi như thể cô ấy không có bệnh gì.
3. Cho cô ấy về quê có đồi núi hoặc biển, sông hồ, thanh tịnh để hồi phục năng lượng sạch.
4. Cho cô ấy ăn uống theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
5. Cho cô ấy thực tập thiền Vipassana.
6. Hàng ngày học cách quan sát hơi thở.
Và:
1. Đừng khiến cô ấy cảm thấy tội lỗi.
2. Đừng chỉ trích cô ấy.
3. Đừng nói thẳng mặt hoặc gián tiếp nói rằng “cô ấy có bệnh nặng, nếu không điều trị thì sẽ nguy hiểm”.
4. Đừng im lặng khi ai đó chỉ trích cô ấy. Hãy bảo vệ, hãy giải thích giúp cô ấy.
5. Đừng bỏ mặc cô ấy chìm đắm trong hôn trầm, thùy miên và sự cô lập.
 
THIỀN VÀ TRẦM CẢM
 
Thiền tứ niệm xứ vipassana hoàn toàn có thể chữa tốt các bệnh tâm lý của phụ nữ nếu có một vị thầy tốt, một phương pháp đúng đắn. Quý vị có thể tham khảo sách dạy thiền của thầy Thích Nhất Hạnh để thực hành. Hai cuốn gần đây có tên là THẦY CÔ HẠNH PHÚC SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI.
Việc giữ chánh niệm có thể đánh tan được buồn rầu và lo âu là hoàn toàn đúng. Cơ chế của nó là đưa thân và tâm hợp nhất. Tạo ra một khoảng chân không để năng lượng tự nhiên tràn vào đẩy những năng lượng rác bẩn ra khỏi tâm hồn.
Điều này cũng giống như bạn có một li nước bẩn. Bạn xối nước sạch thật nhiều vào. Nước sạch sẽ đẩy nước bẩn ra và trong li chỉ còn toàn nước sạch. Điều này tôi đã giảng giải rõ ở một số khóa thiền tập tại HN và SG.
Hơn nữa, chánh niệm nghĩa là quay về sống với thực tại mầu nhiệm. Gạt bỏ các vọng tưởng, tạp niệm. Đã hoàn toàn đưa tâm thức về hiện tại thì đâu còn sầu khổ nữa. Có thực tại là có tất cả rồi. Bản thể của thực tại là chân như, không buồn không vui, không mang những thuộc tính mà cảm tính của ta gán ghép cho nó.
 
Vì sao vậy?
 
Vì ganh ghét, đố kị, buồn tủi hay sợ hãi đều là do các vọng niệm gây ra. Các tưởng tượng về sự đe dọa, sự khinh bỉ, về mối nguy hiểm nào đó luôn dày vò người trầm cảm. Nguyên nhân chính là tâm thức của người ấy không thực sự nằm ở thực tại.
Nhưng thiền học có một nguyên tắc quái đản mà rất ít kẻ vượt qua:
Ngồi thiền phải là với tâm vô cầu và không mong đợi gì, quên sạch rằng mình đang ngồi thiền và không còn biết mình có bệnh. Muốn làm được vậy cũng phải gặp được một người thầy huấn luyện có tâm và có thực chứng để tu luyện sau ít nhất một tháng bền bỉ.
Cái gì không quật chết được ta thì sẽ khiến ta mạnh hơn xưa.
Người phụ nữ chiến thắng trầm cảm sau khi tu thiền vipassana sẽ sở hữu một trái tim mạnh mẽ, bao la, nhân ái hơn xưa. Họ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
—-
Chú ý:
Người nhà của một phụ nữ trầm cảm (chồng, con) cũng phải đi học thiền để kiểm soát tâm và thân khẩu, mở rộng dung lượng trái tim. Vì khi muốn giúp người nào thì chính ta phải mạnh mẽ, bao dung trước đã.
 
 
 
 
 

Related posts

SOMETIME WHEN WE TOUCH

Đỗ Cao Sang

MAY MẮN VÀ ĐEN ĐỦI

Đỗ Cao Sang

ĐÔI ĐIỀU THÚ VỊ VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment