Đỗ Cao Sang

PHẬT TỔ VÀ TRẺ EM

Một lần giáo đoàn của Phật đi qua xóm nghèo thì gặp đám trẻ em. Chúng đang chơi trò xây thành đắp lũy trên đường đi. Biết Phật sắp hành hóa qua xóm, bọn chúng bảo nhau sẽ dâng đồ cúng dường lên cho Phật. Nhưng chúng không biết dâng cúng gì vì tiền bạc, thức ăn, đồ vật đáng giá chúng đều không có. Một em chỉ tay vào một đống đất nhỏ mà nói: “Chẳng phải trong thành của chúng ta đang có nhiều lương thực đó sao? Hãy lấy lương thực đó mà dâng cho Phật.” Cả bọn đồng tình.
 
Khi Phật và các đệ tử đi đến, bọn trẻ liền quỳ trước mặt Phật. Đứa lớn nhất, chừng 10 tuổi, cầm một cái lá đa đựng đầy đất bột mà nói:
– Thưa Thế tôn, chúng con xin dâng lên Ngài lương thực trong kho của chúng con. Xin Thế tôn vui lòng nhận cho.”
Phật mỉm cười nói: “Các con dễ thương quá! Ta chấp nhận lễ cúng dường này của các con.” Rồi ngài quay sang nói với Đại đức A Nan Đa:
– Thầy hãy thâu nhận nắm bột đất này. Khi về tới tu viện thì hòa với nước mà bôi lên vách tường của tịnh xá nhé.
Cả khi chưa đắc thành đạo quả, sa môn Tất Đạt Đa đã rất yêu mến trẻ em.
 
Rất kỳ lạ và thú vị, những bài thuyết pháp đầu tiên, Ngài đã dành cho bọn trẻ nhà nghèo ở làng U-lâu-tần-loa bên dòng sông Mê-linh-thiền. Đại đức Cát Tường chính là một trong những đứa trẻ may mắn đó. Ngoài ra còn có em Tu-già-đa, cô bé cứu sống Phật lúc ngài suýt chết đói ở rừng Khổ Hạnh Lâm.
 
Với trẻ em, Phật thường kể chuyện tiền kiếp. Ngài dùng các con vật để dẫn dắt bài học. Cách dạy rất dễ hiểu và thú vị. Chuyện lão cò độc ác và cây bông sứ là một ví dụ.
Sau này chính con trai Phật, bé La-hầu-la cũng xuất gia, thụ giáo dưới sự dìu dắt của Đại đức Xá Lợi Phất. Cha đẻ của Phật, ông nội của La-hầu-la khóc như mưa vì thương cháu khổ cực. Ông cụ có than với Phật về nỗi lòng mình. Từ đó Phật ra luật: Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi sẽ không được nhận vào giáo đoàn nếu không được sự đồng ý của cha mẹ. Và trẻ em có chế độ ăn uống ngủ nghỉ riêng khác với các vị khất sỹ khác.

Mời quý vị đọc tiếp PHẬT TỔ VÀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN

Related posts

AI ĐIỀU KHIỂN CÁC TỶ PHÚ?

Đỗ Cao Sang

CẢM XÚC (FEELINGS)

Đỗ Cao Sang

VỀ VIỆC ĐỌC SÁCH

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment