Đỗ Cao Sang

NGƯỜI XƯA HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830-1871)
Nếu tính lịch sử học ngoại ngữ thời hiện đại và cận đại thì tấm gương đầu tiên có lẽ là ông Nguyễn Trường Tộ ở thế kỷ 19.
Ông ấy thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp. Chẳng những thế, rất giỏi về kỹ nghệ quản trị doanh nghiệp và giỏi kỹ thuật máy móc của châu Âu. Ông sang Anh Cát Lợi, đi Pháp Quốc, đến Tây Ban Nha. Ông đọc và nghiên cứu rất sâu sắc về khoa học và văn hóa Âu châu.
Nhưng uất hận lớn nhất có lẽ là tài năng của ông không được nhà Nguyễn chiêu dụng. Tàu đồng động cơ hơi nước ông làm ra đã được chạy thử ở điện Thái Hòa. Tự Đức xem vui mắt, cười tán thưởng và ban cho ông một đồng tiền vàng. Ông xin 40 vạn đồng để mở công xưởng, phát triển kỹ thuật theo hướng duy tân Minh Trị ở Phù Tang nhưng Tự Đức không nghe theo. Sau này quốc gia mới lâm cảnh nhục mất nước.
Đời sau mới có thơ rằng:
Thế kỷ thứ mười chín
Nguyễn Trường Tộ một lòng
Muốn giúp dân giúp nước
Nhưng Tự Đức không dùng.
Ông rất giỏi tiếng Pháp
Thông thạo cả tiếng Anh,
Toán, lý, hóa, kỹ thuật
Còn giỏi cả kinh doanh.
Ông trình vua Tự Đức
Xin cải cách nhiều phen
Để theo gương vua Nhật
Cho tư bản tiến lên.
Nhưng cánh bảo thủ nói
Nếu phát triển công thương
Nền quân chủ chuyên chế
Sẽ gặp họa khó lường.
Theo quân chủ đại nghị
Như cách của Phù Tang,
Vua mất quyền sinh sát
Phải phục tùng nghị trường.
Nguyễn Trường Tộ quỳ lạy
Xin bốn chục vạn đồng
Để phát triển kỹ thuật
Mở công trưởng thủ công.
Ông tham vọng chế tạo
Tàu thủy, súng thần công
Luyện thép, đúc vũ khí
Nhưng Tự Đức nói “Không”.
Thực tế ông làm được
Mô hình tàu thủy rồi
Tự Đức xem chạy thử
Lại coi như đồ chơi.
Trong khi bỏ trăm vạn
Xây lâu đài Vạn Niên
Dân phu phen, lao dịch
Quốc khố cạn sạch tiền.
Lương Khải Siêu thời ấy
Cùng ông Khang Hữu Vi
Giống như Nguyễn Trường Tộ,
Tài năng cũng bỏ đi.
Bởi lòng tham quyền lực
Của vài kẻ ngây thơ
Việt Nam thành nô lệ
Lạc hậu đến bây giờ.
Đời cụ Nguyễn Trường Tộ
Thật như câu nói là
“Thời lai thành công dị
Vận khứ ẩm hận đa.”
TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898)
Người thứ hai giỏi ngoại ngữ nổi tiếng là ông Perus Ký, còn gọi là Trương Vĩnh Ký. Ông là người lập ra tờ báo đầu tiên của xứ Đông Dương, tên là Nông Cổ Mín Đàm, sau đó là tờ Gia Định Báo. Ông làu thông 26 ngoại ngữ. Có thể đối thoại với bất cứ một học giả Tây Âu nào vì ông đọc đủ mọi thứ sách, đa dạng và phong phú. Đại văn hào Victor Hugo và Giáo hoàng Vatican đã mời ông uống trà để bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
Tài sản tri thức ông để lại vô cùng to lớn, được biên khảo công phu và cẩn trọng.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam không hiểu đúng về ông. Họ cho rằng ông ôm chân Pháp, phục vụ thực dân. Thực ra họ không hiểu ông. Ông chỉ một lòng phục vụ khoa học và khai trí, mở mang cho sự tiến bộ của đồng bào ta.
Cả ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng thế. Họ là những học giả có công rất lớn với văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam hiện đại. Nhưng chính quyền ta lại gọi họ là tư sản thân Pháp. Trần Phú còn gọi là bọn thằng Vĩnh, bọn thằng Quỳnh. Trong Luận cương chính trị 1930, Trần Phú gọi cả Nguyễn An Ninh và Huỳnh Thúc Kháng là “bọn chúng.”
Đời sau có thằng Sang Đỗ có thơ rằng:
Học giả Trương Vĩnh Ký
Quê gốc ở Bến Tre
Một trí tuệ mẫn tiệp
Kiến thức ít kẻ bì.
Đại biểu xuất sắc nhất
Của trí thức Việt Nam
Cuối thế kỷ mười chín
Ông cống hiến âm thầm.
Giỏi lịch sử, ngôn ngữ
Báo chí và thơ ca
Cả địa lý, văn học
Kiến thức đều sâu xa.
Từ nhỏ khi đi học
Đã nổi tiếng khắp vùng
Về khả năng tiếp nhận
Khiến nhiều người hãi hùng.
Đặc biệt về ngoại ngữ
Hơn đời chục cái đầu
Hai sáu thứ ngôn ngữ
Ông thông thạo làu làu.
Lớn lên làm phiên dịch
Được đi khắp Châu Âu
Ông đại khai nhãn giới
Kiến thức càng thâm sâu.
Gặp Giáo Hoàng La Mã
Cả Victor Hugo
Những tên tuổi lừng lẫy
Ở châu Âu bấy giờ.
Sáng lập Gia Định báo
Tờ thông tấn đầu tiên
Ông kiêm luôn chủ bút
Không hẳn chỉ vì tiền.
Báo khai phóng trí tuệ
Mở mang cho đồng bào
Bài trừ nhiều hủ tục
Tố ác bá, cường hào.
Phát huy nền dân chủ
Dạy dân biết ngẩng đầu
Biết thưởng thức cái đẹp
Và kinh doanh làm giàu.
Cụ Ký đã để lại
Sách quý một trăm đầu
Bao gồm nhiều lĩnh vực
Viết cẩn thận, chuyên sâu.
NGUYỄN HIẾN LÊ (1912-1984)
Ông để lại hơn 300 đầu sách, đa phần là sách dịch. Những tác phẩm dịch của ông có giá trị (đôi lúc) vượt hơn cả bản gốc. Tôi muốn nhắc đến một câu chuyện cực thú vị là sự ra đời của cuốn ĐẮC NHÂN TÂM và cuốn QUẲNG GÁNH LO ĐI ĐỂ VUI SỐNG và việc ông học tiếng Anh.
Ông kể, do nhu cầu viết sách, đọc tài liệu, ông quyết định phải tự học tiếng Anh. Ông có câu nói rất lạ tai nhưng rất đúng: Muốn tìm hiểu về cái gì thì hãy viết một cuốn sách về nó.
Thật vậy, ông muốn hiểu về hình học và đại số, ông liền bắt tay dịch sách về hình học và đại số. Muốn hiểu về Lão tử, ông làm sách về Lão tử.
Nhiều người hiểu lầm là cứ phải am hiểu về đồng chí X mới viết sách về đồng chí X. Ông Nguyễn Hiến Lê nói, viết là để học, để tìm hiểu vì khi viết, người ta không thể cẩu thả, sơ sài. Người ta phải lục tung mọi xó xỉnh để tìm tài liệu. Đi về mọi nơi để tra cứu và phỏng vấn. Tự nhiên, khi xong cuốn sách, bán được hay không còn chưa biết nhưng kiến thức lên vù vù.
Tiếng Anh cũng vậy. Ông Nguyễn Hiến Lê hoàn toàn không biết một chữ nào khi ông dịch Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie (Mỹ).
Mỗi ngày ông chỉ dịch dăm ba câu. Ông chép ra sổ tay rồi đi hỏi bạn. Ngày đó ở Sài Gòn đã có nhiều người biết tiếng Anh rồi.
Ông dịch trong 2 năm thì xong. Một sự bền bỉ và kiên nhẫn khác thường.
Dịch xong hai cuốn sách, ông vừa có sách bán lại có thêm được vốn tiếng Anh khá tốt. Chưa kể đến tri thức mà sách đó mang lại ngoài tiếng Anh nữa. Thật một hành động đem lại quá nhiều lợi ích.
Những người nghiên cứu tiếng Anh lâu năm đều thừa nhận:
Học ngoại ngữ qua tập dịch là phương pháp toàn năng và khiến người ta nhanh tiến bộ nhất.
Để dịch được, người ta phải tìm hiểu cả ngữ pháp, từ vựng và văn hóa. Người ta phải rất am hiểu điều mình đang dịch.
Cha ông chúng ta, những bậc đàn anh khả kính và ghi danh vào lịch sử đã học ngoại ngữ thông qua dịch như vậy đó.
Nhưng dịch lại cần sự bền bỉ và nội lực mạnh. Vì phương pháp ấy không hoạt náo. Nó âm thầm và lặng lẽ. Nó cần miệt mài và tỉ mỉ. Những người chỉ số tĩnh không cao thì không theo nổi phương pháp này.
Phương Tây nói học phải như chơi. Tôi không tin điều này lắm.
Tuy học cần có vui vẻ nhưng không hẳn lúc nào cũng dễ chịu. Ai nói sự học luôn dễ chịu là lừa dối. Học vẽ, học bơi, học ngoại ngữ, học võ…có những thời điểm rất cực. Nhưng cực nào cũng sẽ qua.
Khi xưa chúng tôi học đàn guitar, các đầu ngón tay rỏ máu vì dây đàn bằng sắt. Phải thọc tay vào chậu cát nóng để làm chai lỳ đầu ngón. Ai tập cũng thế. Không chừa ai cả. Đau đớn càng nhiều thì thành công càng lớn.
Cháu nào vượt thắng được giai đoạn cơ cực sẽ hưởng thành quả ngọt ngào. Hết khổ là vui, vốn lẽ đời!
HOT!

Siêu phẩm thẻ học IELTS, TOEIC, TOEFL và tiếng Anh nói chung. Gồm 8000 cụm từ bố trí từ cực dễ đến cực khó. Theo đó là 5 trò chơi cực độc đáo và thú vị. Chưa từng có ở Việt Nam.

ĐĂNG KÝ BỘ THẺ HỌC TỪ VỰNG MIỄN PHÍ

Họ tên người nhận:__________________

Đang ở cấp độ tiếng Anh:

Ban đầu_____
Sơ cấp______
Trung cấp______
Cao cấp_______
Tôi đang học tiếng Anh để ____
Hiện đang sống tại_________
Email_____________
Điện thoại_____________

Bạn hãy điền và gửi lại vào docaosang@gmail.com hoặc tin nhắn zalo 0966878299 để nhận quà tặng nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Những bộ thẻ này nên dùng kết hợp với audio, đáp án, hướng dẫn 5 trò chơi của Châu Tinh Trì, bài thi cuối tháng. Bạn sẽ không bao giờ phải bận tâm về việc học tiếng Anh của mình đúng hay sai cách. Và câu hỏi LÀM SAO ĐỂ HỌC IELTS, TOEIC, TOEFL hiệu quả nhất đã được giải đáp thỏa đáng.
 

Related posts

TIẾNG ANH CÙNG DANH NHÂN THẾ GIỚI – PHÒNG HỌC ZOOM CHẤT LƯỢNG 5 SAO

Đỗ Cao Sang

TẶNG BẠN HÀ

Đỗ Cao Sang

THƯ NGỎ GỬI CÁC CÔ GIÁO MẦM NON!

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment