Đỗ Cao Sang

LỊCH SỬ ĂN CHƠI GÁI GÚ HÀ THÀNH

Ngoài Khâm Thiên, có quán cô đầu bình dân Ngã Tư Sở, Gia Lâm, Chèm, phủ Hoài Đức…Hôm Vũ Trọng Phụng mất, Nguyễn Tuân đi hút, nghe hát, ngủ qua đêm ở quán trên Thượng Cát. Sáng hôm sau qua Ngã Tư Sở đưa tang và đăng bài ký KHÓC VŨ TRỌNG PHỤNG trên tạp chí Tao Đàn. Lời văn rất thảm thiết. Vũ Trọng Phụng nghiện hút thuốc phiện, cũng là tay thích hát cô đầu nhưng quá vất nên ít có thời gian đi.

Đào hát nổi tiếng thời Pháp thuộc có Mộng Hoàn, Chu Thị Năm, Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc…Ai còn sống cũng ngoài chín chục cả. Bà Hồ được phong nghệ sỹ ca trù, hiện đã bị bại liệt do già yếu quá. Hát ca trù là cách gọi văn vẻ của thể loại này. Hát cho vua chúa nghe thì gọi là hát thẻ; hát cho quan hàng tỉnh, chức sắc phủ huyện nghe thì gọi là hát nhà tơ, nhà trò; hát cho khách chơi bình thường thì gọi là hát cô đầu.

Nguyễn Tuân được bố là cụ tú Hải Vân dẫn đi hát cô đầu từ lúc 12 tuổi. Bởi thế, thú ham chơi ngấm vào xương tủy phát tác bệnh lạ. Ông bèn nhảy lên làm nhà văn nổi tiếng để thiên hạ bớt rèm pha. Vì khi nhà văn đi hát cô đầu, người ta gọi là tao nhân mặc khách. Xe kéo cu li đi hát sẽ bị gọi là đua đòi, sa đọa. Trò đời bi hài, hát cô đầu hay karaoke ôm không hẳn xấu xa. Xấu là do bạn quá nghèo và làm quá nhỏ mà đòi đi hát hò. Nguyễn Khuyến, Tú Xương vô địch món hát cô đầu và ôm gái. Kinh hoàng thay! Toàn là các bậc danh giá cả.

Ngày xưa ở Hà Nội
Nói đến thú ăn chơi
Là nói đến đào hát
Đã vang bóng một thời.

Nơi sớm đào tối mận
Nhộn nhịp lúc bấy giờ
Chính là phố Hàng Giấy
Tấp nập khách văn thơ.

Khi các cụ làm được
Một bài thơ xuôi tai
Là mời nhau thưởng thức
Qua giọng đào lai rai.

Đương nhiên đến đào hát
Phải có kha khá tiền
Tiền đào hát, đào rượu
Eo hẹp quá cũng phiền.

Đàn đáy bật tưng tửng,
Tiếng phách hòa giòn tan,
Giọng các em ứ hự
Rượu liên tục chảy tràn.

Quán cô đầu sang nhất
Là ở phố Khâm Thiên
Dành cho giới quyền quý,
Những đại gia nhiều tiền.

Giới tao nhân mặc khách,
Những anh chị giang hồ
Mò về Khâm Thiên cả
Không hẳn đến vì thơ.

Nghe đào hát thì ít
Tìm đào rượu thì nhiều
Cứ ngà ngà dăm chén
Là ôm nhau làm liều.

Đào rượu, quần lụa trắng
Áo hàng tơ nõn nà
Hát hò không hề biết
Chỉ chuốc rượu, la cà.

Má đào rượu bự phấn
Chủ yếu là gái làng
Cảnh sa cơ lỡ bước
Hoặc đời tư trái ngang.

Khách có lòng ưu ái
Và có tiền, đương nhiên
Thì chung chăn thoải mái
Được chiều sướng hơn tiên.

Nhưng nhiều khách tỉnh lắm!
Qua đêm với cánh này
Dễ dàng bị nhiễm bệnh.
Rượu cạn, họ chuồn ngay.

Lại nói chuyện đào hát
Có quán ở bến Chèm
Hệ bình dân, giá rẻ
Giọng ngọt, được vài em.

Ban ngày đào đi cấy
Hoặc xách giỏ, móc cua
Tối về lại đi hát
Rõ thật như trò đùa.

Khách chủ yếu uống rượu,
Tìm gái ngủ qua đêm
Không biết gì về nhạc,
Nên chỉ ngồi ngó xem.

Dân chài đi kéo lưới
Nghe vọng từ bờ xa
Tiếng trống chầu lộp bộp
Như dao chặt thịt gà.

Giống Ghen-sa của Nhật,
Đào nương ngủ với ai
Là do cô ấy thích
Không ai dám ép nài.

Còn về khoản nhà thổ
Nổi tiếng là Hàng Mành
Ngõ Sầm Công, Yên Thái
Đón các bậc đàn anh.

Nhà thổ phải đóng thuế
Có giấy phép hẳn hoi
Chị em được khám bệnh
Tuần hai lần, rất oai.

Related posts

NGƯỜI XƯA HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO

Đỗ Cao Sang

BUỔI RA MẮT SÁCH “BÊN BỜ NƯỚC” THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Đỗ Cao Sang

TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CŨ

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment