Đỗ Cao Sang

ĐỨC PHẬT GIẾT NGƯỜI

Có một người hỏi Đức Phật:
– Ngài đã từng gặp phải một ác nhân thú tính khó giáo hóa chưa? Nghĩa là ngài đã cố công giáo hóa hàng trăm lần và dùng đủ biện pháp nhưng vấn không có biến chuyển?
Phật tổ nói:
– Có chứ. Tôi đã từng gặp. Người kia lại hỏi: Vậy ngài ứng xử như thế nào?
Phật tổ nói:
Tôi đành giết bỏ đi.
Người kia trợn tròn hai mắt kinh ngạc: Ngài cũng giết người?
Phật tổ mỉm cười:
– Tôi cũng giết người chứ. Nhưng cách tôi giết người không giống như thông thường. Tôi đuổi anh ta khỏi giáo đoàn để anh ta tự lãnh nhân quả. Có thể anh ta sẽ trỗi dậy thiện căn hoặc có thể bị nhấn chìm.

Này bạn hỡi. Bị ép ra khỏi giáo đoàn của các vị khất sỹ thì có khác nào bị giết? Giáo đoàn là nơi giáo dục tốt nhất, có đủ cả tam bảo PHẬT PHÁP TĂNG mà anh ta đã không thức tỉnh. Bước ra ngoài kia, sự tỉnh ngộ của anh ta là rất mong manh. Như thế, anh ta chẳng phải đã chết rồi hay sao.

Công năng hóa giải của Phật và Jesus thì không ai bì kịp. Tình yêu thương, sự từ bi của Phật và Jesus cũng không ai sánh nổi. Trí năng của Phật thì được dân gian gọi là thông tuệ bậc nhất, vô tiền khoáng hậu. Vậy mà Phật còn bó tay trước nhiều ca kíp.

Ông Đề bà Đạt Đa, một cao tăng trí tuệ uyên thâm đã đố kị và ghen tuông với Phật. Ông ta gây chia rẽ trong giáo đoàn. Chẳng những thế, ông ta còn bố trí cho đệ tử lăn đá suýt đè chết Phật. Phật không hề cảm hóa được ông ta lúc đó.

Giáo đoàn của Phật có lần cãi nhau to. Đệ tử chia làm hai nhóm tấn công nhau dữ dội. Dùng bình bát đập nhau. Phật đến khuyên can BÌNH TĨNH BÌNH TĨNH, ĐỀ NGHỊ PHẢI ABC.

Họ nói:
– Đây không phải việc của Thế tôn. Đề nghị Thế tôn đứng ra ngoài. Chúng tôi tự giải quyết được.

Phật chỉ biết lẳng lặng bỏ đi.

Nhiều bạn trẻ gần đây đọc được vài cuốn sách nói về dạy con rằng KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT, rằng TÌNH THƯƠNG CÓ THỂ HÓA GIẢI VÀ CẢM HÓA MỌI THỨ. Các bạn tin theo tuyệt đối và không biết rằng tác giả của những cuốn sách này có những điểm chưa nói hết.

Hiện tượng bó tay đó người ta gọi là ác tính quá dày. Không phải đứa trẻ nào, con người nào cũng có thể khai sáng. Chính vì thế Phật đôi khi phải dùng cả bạo lực. Nếu không thì tại sao phải sinh ra BÁT BỘ KIM CƯƠNG và THIẾU LÂM TỰ.

Nhưng lưu ý, bạo lực và cứng rắn chỉ là CỰC CHẲNG ĐÃ.
Tôi vẫn luôn tin tưởng LÒNG NHÂN ÁI, SỰ TỪ BI có sức cảm hóa rất lớn. Giải thích cho con cái, cho đệ tử trong tình NHÂN ÁI TỪ BI thì vẫn là lựa chọn số một. Nhưng anh nào nói nó là phương tiện chữa bách bệnh và đỡ được tất cả mọi ca khó ở dân gian thì kẻ đó thực sự u mê lắm thay.

Hạt gấc đến kỳ sẽ nảy mầm, nhân sinh đến kỳ mới khai thông giác ngộ được. Với một số cháu nhỏ, không thể nào giải thích và ôn hòa được đâu.

Hôm qua có một chị hỏi: “Con em biết thừa việc nó là sai. Nhưng nó biết trong nhà không ai làm gì nổi nó nên nó mặc sức hoành hành bá đạo. Vứt cơm ném bát vào mặt ông bà bố mẹ hết lần này đến lần khác.”

Các bạn trong nhóm MẸ BỈM SỮA nhao nhao lên tư vấn.

Những giáo sư tiến sỹ học sách KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT đều bảo phải hết sức ôn hòa và giải thích. DỊU DÀNG VÀ HẾT SỨC DỊU DÀNG. Tuyệt đối tránh đàn áp.

Tôi nghĩ thật nực cười làm sao. Cháu bé này đâu cần giải thích. Nó biết thừa nó sai. Giải thích cái gì? Bạn chỉ có thể giải thích cho người không hiểu. Người hiểu rồi mà vẫn cố làm thì đâu cần giải thích. Bạn hãy vận dụng đạo lý NHÂN QUẢ.

Cách tốt nhất, nếu nó là con tôi, là vứt cháu bé đó xuống bể nước. Cho sặc nước gần chết rồi vớt lên để nói hiểu về NHÂN QUẢ.

Nó dám ném bát thức ăn vào mặt ông bà nó. Biết sai mà vẫn làm thì nó bị ném vào bể nước cũng là ĐƯƠNG NHIÊN.
Sau khi vớt nó lên, ta bắt đầu ân cần giải thích đạo lý.

Chỉ như vậy mới giáo hóa được ác tính quá dày trong tâm thức những đứa trẻ này.

ĐỨC PHẬT GIẾT NGƯỜI nghĩa là như vậy đó.

(Tích truyện ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG của thầy Thích Nhất Hạnh)

Related posts

TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CŨ

Đỗ Cao Sang

CHỐI TỪ CƠ HỘI – NGHỆ THUẬT SỐNG ĐỈNH CAO

Đỗ Cao Sang

TÁM ĐIỀU VI DIỆU VỀ CHÁNH NIỆM

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment