Đỗ Cao Sang

CÔ DÂU 9 TUỔI (P8) – GIAO TIẾP

Cô Hoa là giáo viên dạy Anh văn cho Bống từ lớp 6 đến lớp 9. Cô quyết định sống độc thân sau ngày chồng cô bị tai nạn. Cô dành toàn tâm toàn ý cho việc đọc sách và giáo dục học trò nên người. Cô cảm thấy rất hạnh phúc vì điều đó và hoàn toàn mãn nguyện về cuộc đời. Trong cô luôn có một nguồn an lạc vô tận mà người ngoài không hiểu nổi.

Vì cô luôn an vui nên cô không có nhu cầu tụ tập hóng hớt như nhiều phụ nữ khác. Cô Hoa nhận ra ở Việt Nam có những mẩu giao tiếp rất kì cục mà ai cũng coi là chuẩn mực. Trớ trêu nhất là những câu nói ấy rất phổ biển, trở thành thói quen cửa miệng của hầu hết dân ta. Cô Hoa quyết định phải giảng giải về điều này cho các bạn nhỏ.

Cô nói:

Các em ạ. Có nhiều cái thói quen tốt nên theo nhưng cũng có những thói quen xấu nên bỏ. Các câu ca dao tục ngữ cũng vậy. Lời dạy của cha ông ta không phải lúc nào cũng đúng. Có nhiều lời dạy đã sai lầm và lạc hậu từ lâu. Nếu không tỉnh ngộ, chúng ta sẽ bị vướng kẹt. Con đường tiếp cận chân lý và hội nhập thế giới sẽ bị cản trở.

BAO GIỜ BẠN CHO TÔI ĂN CỖ HẢ? ANH NHÀ CHỊ LÀM GÌ Ạ? CHẮC PHẢI CHĂM CHỊ KHÉO LẮM. CHÁU ĐẦU ĐÃ LỚN RỒI. SAO KHÔNG LÀM ĐỨA NỮA CHO VUI CỬA VUI NHÀ? CŨNG ĐẾN LÚC SẢN XUẤT MỘT CÔNG CHÚA/HOÀNG TỬ NỮA RỒI.

Đây là những câu nói tưởng quan tâm vô hại nhưng thực ra lại là vô duyên hết sức. Chúng cần phải được xóa sổ khỏi kịch bản giao tiếp thế kỉ 21. Người của thế kỷ 21 chỉ cần quan tâm đối tác của mình tốt hay không, hợp với mình hay không, anh ta yêu gì, ghét gì, anh ta đức hạnh và trí tuệ ra sao. Người của thế kỷ 21 không nên quan tâm vợ/chồng và con của của đối tác quá nhiều như thế. Tại sao vậy?

Cô Hoa dừng 3 giấy rồi lại nói tiếp:

Các bạn hãy lưu ý nhé. Có những người không muốn kết hôn như cô chẳng hạn. Giới trẻ ở Nhật và Tây Âu đa số không thích kết hôn. Họ có bạn trai, bạn gái. Thậm chí một số bạn chọn lối sống bà mẹ nuôi con đơn thân. Miễn bàn về chuyện nên hay không nên lúc này. Nhưng hỏi BAO GIỜ CHO CÔ ĂN CỖ chẳng phải là ngớ ngẩn hay sao. Anh ta cưới hay độc thân cả đời thì liên quan gì đến bạn? Mà khi cưới, anh ta đã chắc gì mời một kẻ vô duyên như bạn đến dự tiệc mà đòi ăn cỗ. Thật ngớ ngẩn hết sức. Sao không hỏi anh ta thích môn thể thao nào, chơi nhạc cụ gì. Hỏi xem anh ta thường xem phim hoặc đọc loại sách nào.

Nếu người trước mặt bạn là dân trục trặc giới tính LBGT và bị chứng vô sinh thì sao? Những câu nói trên chẳng phải là những nhát dao đâm nát con tim họ hay sao? Các bạn nên nhớ, hỏi về tuổi, hỏi về hôn nhân, đời tư, con cái là điều người nước ngoài kiêng kị. Người ta tự khai thì trân trọng, nhưng tuyệt đối đừng bao giờ hỏi về những điều này.

Bống hỏi:

Thưa cô, cô vừa nói có nhiều lời dạy của các cụ đã lỗi thời. Đó là những lời nào vậy?

Cô Hoa nói:

Nhiều lắm. Chẳng hạn như ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ HÀNG TỔNG. Ngày xưa là một câu đả kích và phê bình nhưng thực ra ai biết ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng là người có nhân cách và đạo đức cao thượng. Anh ta biết cống hiến, hy sinh vì cộng đồng, xả thân vì đại nghĩa. Ở đời không có những người đó thì xã hội sẽ đắm chìm trong ngu dốt và tăm tối, ích kỷ đê hèn. Sách PHỤNG SỰ ĐỂ DẪN ĐẦU có nói, lãnh đạo là những người phục vụ giỏi nhất. Tố chất đầu tiên của một thủ lĩnh là phải biết ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng.

Còn nữa. Các cụ mắng CON CÃI CHA MẸ TRĂM ĐƯỜNG CON HƯ. Nhưng thực tế cãi cha mẹ trong tình hòa ái và đúng mực lại rất tốt. Cha mẹ ông bà không hơn con cháu được mọi thứ. Kể cả tầm nhìn và trình độ khoa học. Họ chỉ đi trước về một số kinh nghiệm đối nhân xử thế. Giới trẻ nên giữ thái độ tôn trọng và học hỏi. Cái gì hay thì học, cái gì lạc hậu thì không học. Nếu ở đâu mà cha mẹ mãi mãi hơn con cái thì cũng đồng nghĩa dân tộc ấy đang suy tàn.

VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY cũng là câu phê bình sai. Thực ra với đám hươu non cũng nên có kẻ vẽ đường mới tốt chứ. Nếu không vẽ, hươu sẽ lao thẳng xuống vực chết luôn. Giáo dục giới tính, cách chống xâm hại tình dục, cách chống lây nhiễm HIV và kiến thức về tình dục an toàn là rất cần cho các bé sau lớp 8.

Chuông reo báo hết giờ học. Cô Hoa và cả lớp chào tạm biệt nhau. Một tiết học không phải Anh văn mà Bống thấy thật ý nghĩa biết bao.

Related posts

NGƯỜI XƯA HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO?

Đỗ Cao Sang

HƯƠNG ĐÀO – ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI

Đỗ Cao Sang

TRỌNG ÂM TIẾNG ANH

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment