Đỗ Cao Sang

CHIA SẺ QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC ĐỌC

1. Nên đọc sách kinh điển trước. Thế nào là sách kinh điển? Là sách nổi tiếng, để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại.

2. Đã đọc thì đọc kỹ, đọc tỉ mỉ và cẩn thận. Đọc đến mức thuộc lòng càng tốt. Thà thuộc một cuốn sách còn hơn đọc 100 cuốn mà sơ sài, qua loa, mờ hồ.

3. Tôi không thể đọc sách nhanh và cũng không cổ vũ đọc sách nhanh nếu bạn muốn học từ sách. Đọc chậm và nhớ lâu, tư duy về điều đã đọc thật nghiêm túc mới có hiệu quả. Tuy nhiên, đọc sách nhanh có lợi khi tra cứu, tìm minh chứng để viết tiểu luận, luận văn.

4. Có nhiều cách để tiếp thu tri thức nhân loại mà sách chỉ là một kênh. Nhiều người lười đọc, lười nghe sách thường viện dẫn điều này để bao biện cho bản thân. Nhưng kênh sách rất nhanh và hiệu quả, có hệ thống. Đọc vẫn tốt hơn là không.

5. Rất cần phải đọc sách. Tuy nhiên, suy cho cùng sách cũng là tổng hợp từ cuộc sống. Không nên tôn thờ sách và sùng bái sách quá mức. Cuộc sống mới là mênh mông và vĩ đại.

6. Sách là công cụ tiếp nhận tri thức. Tri thức là công cụ nâng cao trí năng và tâm thức để đạt tứ vô lượng tâm. Cuối cùng mục đích ở đời là phải đem đến an vui giải thoát cho mình và cho người. Phật nói: Giáo pháp đến lúc nào đó cũng nên buông bỏ, huống chi là sách. Người đã qua sông thì không nên bám chấp vào thuyền bè.

SÁCH KINH ĐIỂN

1. Kinh Thánh
2. Nguồn gốc các loài – Darwin
3. Toàn cầu thông sử – Leften Stavros Stavrianos
4. Quân Vương – Machiavelli
5. Bàn về chiến tranh – Carl von Clausewitz
6. Túp lều bác Tôm – Hariet Beecher Stowe
7. Đỏ và đen – Stendhal
8. Những người khốn khổ – Victor Hugo
9. Trăm năm cô đơn
10. Ông già và biển cả
11. Quốc phú luận
12. Cuốn theo chiều gió
13. Thép đã tôi thế đấy
14. Hoàng tử bé
15. Côn trùng ký
16. Nghìn lẻ một đêm
17. Don Quixote (Đông Ky Sốt)
18. Thơ dâng – Tagor
19. Thơ của Goethe
20. Thơ của Puskin
21. Truyện cổ tích Andersen
22. Truyện của Mark Twain
23. Tấn trò đời – Banzac
24. Hamlet
25. Trà hoa nữ
26. Thần khúc – Dante
27. Xứ tuyết – Nhật Bản
28. Phục sinh
29. Tội ác và trừng phạt
30. Đời nhẹ khôn kham
31. Giải mã chiêm bao
32. Mạnh tử
33. Trang tử
34. Lão tử
35. Khổng tử
36. Ngụ ngôn Aesop
37. Charle Dickens
38. Luận ngữ
39. Thủy hử
40. Tam quốc
41. Binh pháp Tôn tử
42. Sử ký Tư Mã Thiên
43. Tăng Quốc Phiên gia thư
44. Hồng lâu mộng
45. Tây du ký
46. Lý Bạch
47. Đỗ Phủ
48. Bản thảo cương mục – Sách kinh điển về đông y
49. Tô Thức
50. Bồ Tùng Linh
51. Tây Sương Ký
52. Hồ Thích
53. Băng Tâm
54. Quách Mạt Nhược
55. Mao Thuẫn
56. Tình yêu khuynh thành
57. Lôi vũ
58. Biên thành
59. Tứ thế đồng đường
60. Khuất Nguyên
61. Socrates
62. Plato
63. Aristle
64. Francis Bacon
65. Jean Jacques Rousseau
66. Karl Marx
67. Archimedes
68. Nicolaus Copernicus
69. Galileo Galilei
70. Isaac Newton
71. Ivan Petrovich Pavlov
72. Lord Byron
73. Truyện ngắn Chekhov

(tiếp tục cập nhật)

Related posts

U23 TRẢ LỜI BÁO CHÍ GHÊ RỢN!

Đỗ Cao Sang

HỌC TIẾNG ANH VÀ NGHỆ THUẬT TÁN GÁI

Đỗ Cao Sang

NGÀY THỨ 49

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment