Một lần thầy Thích Nhất Hạnh nhận được lời mời trân trọng của một đại gia nghìn tỷ.
Vị đại gia này muốn thầy đứng ra làm đại sứ và trụ trì để ông ta mượn danh, kêu gọi xây dựng một ngôi chùa rất to ở Đà Lạt. Thầy trả lời rằng: Nếu đó là một trung tâm tu thiền và nghiên cứu Phật học thì thầy nhận lời. Còn đó là một ngôi chùa (kiểu như Bái Đính, Đại Nam) thì thầy từ chối. Thầy cũng ra điều kiện rằng, người lên đó tu học không được thắp hương cầu cúng. Tu viện đó sẽ không trang trí lòe loẹt, không thờ cúng bất cứ một pho tượng nào, ngoài tượng đức Thích Ca to bằng ngón tay cái ở trên bàn ngự trong phòng thiền.
Cuối cùng, vị đại gia kia không thể chấp nhận các điều kiện đó. Ông ấy muốn xây dựng mô hình chùa kiểu Bái Đính. Tu viện phác thảo đó, vì thế chưa ra đời.
Theo thầy Thích Thông Lạc, sau đây là dấu hiệu của Phật giáo thật:
1. Sư phụ sống phạm hạnh, đơn sơ, tối giản và khuyên chúng sinh sống tối giản.
2. Sư phụ không khuyến khích cúng dường để xây chùa to, tượng lớn. Sư phụ chỉ lo tu học và giúp người khác tu học.
3. Sư phụ không tham gia chính sự quốc gia nhưng đưa ra lời khuyên nếu ai đó hỏi đến.
4. Phòng ở của sư phụ không có màu mè, đồ đạc gì cao sang. Nếu có ai đó tặng, sư phụ sẽ nhận nhưng đưa sang phòng trưng bày chung.
5. Sư phụ không bày trò mê tín dị đoan để mị dân, thu tiền.
6. Sư phụ không bày đặt nghi lễ rắc rối, tùm lum, lòe loẹt để hòng thu tiền cúng dường.
Và cũng theo thầy Thích Thông Lạc, sau đây là dấu hiệu của Phật giáo dởm:
1. Kêu gọi xây chùa to đồ sộ, tượng đẹp, chuông lớn, trang trí nguy nga lộng lẫy.
2. Tụng niệm những câu vô nghĩa, khó hiểu, huyền bí.
3. Đưa chúng sinh dính mắc vào danh sắc và si mê.
4. Phòng của sư phụ đầy rẫy quà tặng lung linh, chạm trổ tinh vi, cầu kì.
5. Liên tục bày ra nghi lễ rườm rà, tốn kém.
—-