Đỗ Cao Sang

CẢM XÚC (FEELINGS)

Cậu khóc đấy à?

Ai nghiền phim Kẻ hủy diệt 2 (Terminator 2) hẳn còn ấn tượng với cảnh cuối của bộ phim này. Khi ấy, người máy T-800 đã hoàn thành sứ mệnh bảo vệ cậu bé John Cornor. Người máy siêu việt hơn, T-1000 đã bị hủy hoại hoàn toàn trong lò luyện thép. T-800 đã được lập trình phải tự sát sau khi nhiệm vụ đã kết thúc. T- 800 lạnh lùng tháo con chip trong não ra, nhờ John Corner ném xuống lò thép nóng chảy. John Corner không nỡ như vậy. Cậu ta khóc và xin T-800 ở lại. T-800 nói rằng nó đã được lập trình và không thể làm khác. T-800 nhìn John Conor và hỏi:

– Cậu khóc đấy à? Đây là điều duy nhất người máy không làm được. Chúng tôi không được lập trình như vậy.

Đúng thế! Thượng đế tạo ra loài người thật tinh vi và độc đáo. Ngài ban cho chúng ta xúc cảm. Xúc cảm (vui, buồn, giận dữ, yêu, ghét, tủi, hờn, chán ngán, hưng phấn…) là điểm yếu chí mạng nhưng cũng là điểm mạnh đặc biệt của chúng ta. Hãy trân trọng và điều khiển nó, không nên chối bỏ hoặc phủ nhận nó. Cảm xúc, xét cho kỹ, là món quà vô giá mà thượng đế ban cho chúng ta. Tại sao ta phải từ bỏ nó?

Cảm xúc có thuộc tính căn bản là mù quáng. Người ta thường thấy giám đốc dùng sai người, quyết định sai lầm là do cảm xúc. Cái này đúng. Ông bố đánh con do giân dữ, anh em mắng nhau mất mặt, côn đồ giết người…đều do cảm xúc. Nhưng đó là những mặt tiêu cực khi không làm chủ được cảm xúc. Còn khi ta làm chủ được nó thì cảm xúc cũng có tác dụng.

Sau đây là vài ba ví dụ về lợi ích của cảm xúc:

1. Một bà mẹ ở Anh có con bị xe hơi tông chết. Hóa ra kẻ lái xe tông chết con bà lúc đó đang say rượu. Từ nỗi đau mất con, căm giận bọn lái xe say rượu, bà đã vùng lên kêu gọi Liên Hợp Quốc và phụ nữ toàn thế giới thành lập Hiệp hội chống say rượu lái xe và Hiệp hội tẩy chay đồ uống có cồn. Hiệp hội đó là AAA (Anti-Alcohol Association). Rõ ràng từ cảm xúc mà đem lại lợi ích cho đời.

2. Bà Sáu miền Tây có bệnh mê tín. Bà thấy nhà chùa uy nghi đẹp đẽ, thấy các sư phong độ oai nghiêm quá nên thích mê mẩn. Bà Sáu xin đi tu để lên tán thầy chùa. Ai dè sau 6 tháng tu hành thì bà Sáu hết THAM SÂN SI, lòng ham mê dục lạc, ý nguyện đòi ngủ với thầy chùa của bà Sáu cũng biến mất. Trong lòng bà Sáu chỉ còn lại trí huệ sáng ngời. Đó chẳng phải là từ cảm xúc mù quáng mà dẫn tới minh định hay sao?

3. Anh bạn tôi tên Thành. Xưa Thành nghèo lắm nhưng lại yêu đương, hẹn hò với một tiểu thư nhà giàu. Mẹ cô này chưởi Thành là đồ nhà quê, đũa mốc chòi vòi mâm son. Thành điên tiết quá muốn trả thù bà này. Về nhà Thành học tiếng Anh điên cuồng. Sau đó trúng học bổng toàn phần ở Úc. Thành tích học của Thành ở Úc rất xuất sắc. Giờ Thành làm giám đốc bán hàng cho một hãng ô tô lớn của Đức phụ trách toàn thị trường Đông Nam Á. Giàu hơn gấp 30 lần gia đình cô tiểu thư ngày xưa. Đó chẳng phải từ cảm xúc mà làm nên đại sự hay sao?

Cụ Lê Thẩm Du nói cảm xúc là kẻ thù của thành công thì chỉ đúng một nửa. Cảm xúc có tác dụng đấy chứ. Trong tình yêu, ban đầu xuất phát là từ cảm xúc. Sau đó là tìm hiểu. Hiểu rồi thì mới có yêu thương đúng nghĩa. Nhiều cặp yêu không bền và đổ vỡ vì họ chỉ mới ở ngưỡng cảm xúc thì đã kết luận mình yêu và đi đến hôn nhân mà chưa trải qua giai đoạn tìm để hiểu.

Trong con đường đến với Phật cũng vậy. Người ta đến với Phật ban đầu là do cảm xúc mến mộ và tôn kính vô thức. Sau đó ta phải tiến tới tìm hiểu, chất vấn, nghi ngờ, phân tích, bắt bẻ. Cuối cùng là thấu hiểu về Phật đạo. Khi hiểu sâu rồi thì mới đi tới đi theo làm theo và đắc ngộ.

Tiếc rằng dân chúng cũng thường chỉ dừng ở ngưỡng cảm tình mến mộ mà thôi. Rất ít ai hiểu Phật là gì. Ở đời, cảm xúc có sức phá hoại vì đa số người ta thường không kiểm soát và làm chủ được nó. Người ta, từ đó, sinh ra căm thù cảm xúc.

Tóm lại: Cảm xúc là tự tính không thể loại bỏ của nhân sinh. Người ta chỉ có thể kiểm soát nó, làm chủ nó, sử dụng nó hay không. Chứ tuyệt đối không thể loại bỏ nó. Mà cũng không nên loại bỏ nó. Cảm xúc làm nên cái thi vị của cuộc sống, cái thú của kiếp người mà kiếp máy móc không có được.

Related posts

VỀ VIỆC ĐỌC SÁCH

Đỗ Cao Sang

NÔN RA MÁU

Đỗ Cao Sang

DẤU HIỆU NHẬN DIỆN DIỄN GIẢ RỞM

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment