Đỗ Cao Sang

CÁC DẠNG THỨC THÀNH CÔNG

Người thành công, người thành đạt là một khái niệm cực kì khó định nghĩa. Nếu xét kỹ, khái niệm về cuộc đời thành công phức tạp hơn ta tưởng.

1. Thành công có tính ngã kiến. 

Nghĩa là nó tùy theo quan niệm và góc nhìn của từng người. Thánh Gandhi luôn cho mình là thất bại vì không giải quyết được mâu thuẫn và giảm được máu đổ ở Ấn Độ như ông kì vọng. Người bên ngoài và các nhà quan sát cũng chia làm hai phe. Một phe bảo Gandhi thành công vì đã ghi danh vào lịch sử với tư cách là một bậc chính trị gia được ái mộ và kính nể vào bậc nhất thế giới. Một phe thì bảo là Ngài Gandhi chưa giúp được nhiều cho Ấn Độ trong việc giải quyết xung đột tôn giáo. Nói cách khác, người ta cho rằng cuộc đời ngài chưa thành công.

Nhà doanh nhân, nhà chế tạo động cơ Diezel nổi tiếng ở Đức ngày xưa cũng thế. Có kẻ bảo ông đã làm nên sự nghiệp thiên thu, thay đổi cả tập quán sinh hoạt và sản xuất của thế giới. Có kẻ, nhìn từ góc độ đời tư, lại bảo ngài không thành công vì cả đời lo lắng nợ nần và bất hạnh. Cuối đời còn phải nhảy xuống biển tự tử.

2. Thành công lại có tính cục bộ. 

Nghĩa là thành công ở mặt này, nhưng không thành công ở mặt khác. Mẹ của Thomas Edison có thể thất bại trong chính trị nhưng lại cực kì thành công trong nuôi dạy con. Mẹ của chúa Jesus không có thành tựu nào nổi trội nhưng vẫn được phong Đức Mẹ. Vì đơn giản, con của bà là Jesus. Bà vẫn là một phụ nữ thành công. Thành công và lưu danh sử sách nhờ công hạnh của con cái làm nên.

3. Người đời thường quan niệm thành công của họ ra sao?

Thứ nhất, thành công được hiểu là MUỐN và ĐÃ LÀM ĐƯỢC. Cái muốn nhỏ thì thành công nhỏ, cái muốn lớn thì thành công lớn. Đặt ra mục tiêu và làm được thì người ta vẫn gọi đó là thành công.

Thứ hai, thành công được hiểu là LƯU DANH sử sách, người đời truyền tụng, kính nể.

Thứ ba, người thành công được cho là phải thay đổi thế giới, tác động lên suy nghĩ và cuộc sống của nhiều người.

Thứ tư, nhiều người cho rằng thành công là bản thân mình tiến bộ hơn hôm qua, mỗi ngày nhích lên một xíu. Không nên so với bên ngoài, chỉ nên so với chính mình. Con ốc sên không thể so sánh tốc độ chạy với con thỏ, nhưng sên vẫn được xem là thành công nếu nó chạy nhanh hơn chính nó hôm qua.

Thứ năm, có người lại bảo, thành công nghĩa là sống an vui, cuối đời viên mãn, chết trong nụ cười. Không cần thiết phải ông to bà lớn, sử sách lưu truyền mới là thành công.

Tôi thấy những quan niệm trên đều có lý và đáng quan tâm. Tuy nhiên, tôi luôn truy tìm tại sao, cơ chế nào mà nhiều người (không thông minh, xuất thân bình dân, thậm chí khổ cực) lại có thể làm nên những khác biệt lớn.

Teresa Mother là một kiểu mẫu danh nhân điển hình làm đảo lộn mọi tư duy thông thường. Mẹ sinh ra ở một hoàn cảnh cực kì bất lợi đầy tội ác, đói nghèo và u tối. Mẹ không được đi học, không có tài sản, không có chồng, không có con, không có nhà cửa. Vậy mà Mẹ được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1979, hai lần phong thánh ở Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Mẹ có sức lay chuyển và tác động lên hàng tỉ con người trên thế giới.

Tại sao vậy?

Related posts

NÔN RA MÁU

Đỗ Cao Sang

HỘI THẢO “NGHỀ LÀM CHA MẸ” THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Đỗ Cao Sang

CÔ DÂU 9 TUỔI (P3) – ĐỌC SÁCH

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment