Đỗ Cao Sang

TẬP TRUNG

Tôi khẳng định tập trung chính là nguyên lý cơ bản của mọi thành công cục bộ.

Tập trung vào việc mình đang làm cũng là bản chất của Thiền, nhưng hôm nay tạm không bàn về chủ đề này. Hãy nói tập trung theo nghĩa bình dân nhất.

Khi tập thể hình, có nhiều người muốn phát triển nhóm cơ cục bộ (ngực, mông, bụng hoặc lưng) tùy theo ý định. Muốn phải triển chỗ nào thì họ tập trung vào đó. Trong cuộc sống cũng thế, muốn thành công ở lĩnh vực nào thì tập trung riêng vào lĩnh vực đó với tất cả trí lực, thể lực và thời gian.

Tôi gọi đây loại thành công cục bộ. Nghĩa là anh ta sẽ có thành tựu rực rỡ ở lĩnh vực đó, nhưng tính toàn thể, chưa chắc chắn bảo đảm anh ta sẽ có được một cuộc sống viên mãn, an lạc.

Thường thì lịch sử rất hiếm người không tập trung mà thu được thành công. Họ chỉ nhảy sang lĩnh vực khác khi đã sắc sảo lĩnh vực ban đầu. Dù thành thạo 18 ban võ nghệ và dùng được mọi võ khí thì mỗi tướng cũng chỉ dùng một loại sở trường. Quan Vũ – đại đao, Trương Phi – xà mâu, Lữ Bố – ngọa kích…

TẤT ĐẠT ĐA – TẤM GƯƠNG VỀ TẬP TRUNG

Trước khi đắc ngộ quả vị Phật, Tất Đạt Đa đã trải qua nhiều pháp môn, thiền phái và các giáo lý khác. Ở lĩnh vực nào ngài cũng đạt đến quả vị cao nhất của nó. Khi tu theo kiếp khổ hạnh, ngài ép thân xác đến mức các bạn tu và cả những người thầy trước đó không ai theo kịp. Mỗi ngày ngài chỉ uống một bát nước và ăn một hạt vừng. Khi học Thiền với thầy Alalam Kalam, ngài cũng đạt được quả vị bằng với thầy của mình chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là cảnh giới phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Nó đưa lại cho hành giả cảm giác như đã thoát khỏi dục lạc và vô minh nhưng khi thoát thiền, thì thực tại vẫn như cũ, tâm trí không được an trụ trong sự tỉnh thức tuyệt đối nữa.

Tất Đạt Đa đã thử mọi ngóc ngách với tấm lòng trân trọng và tập trung cao độ.

Để học Thiền, người ta có hàng nghìn pháp môn. Như kiếm thuật, quyền thuật, thư pháp, trà đạo, bắn cung, thọ thực, hành khất…Đó là những con đường khác nhau nhưng đều dẫn đến thành Rome. Pháp môn nào cũng tốt và giúp ta nâng cao tâm thức nhưng ta phải đi đến tận cùng của nó.

TẬP TRUNG TRONG HỌC TIẾNG ANH

Giống bên Thiền, Học tiếng Anh cũng có nhiều pháp môn như xem phim phụ đề, học qua CNN, VOA, BBC, học qua bài hát, đọc sách tiếng Anh tra từ điển để dịch…Điều quan trọng nhất của người học là phải đi đến tận cùng của các pháp môn này.

Ví dụ như tôi có ông thầy (H.T.C) đạt cảnh giới cao siêu trong tiếng Anh nhờ đọc sách và dịch Ông thầy này đã đẩy nó đến mức cao nhất và kiên trì không bỏ thói quen này trong 5 năm liên tục và nhiều năm sau đó. Ngày nào cũng đọc và dịch khoảng chục trang, tra từ và học thuộc lòng từ mới. Ông thầy này lập kỳ tích đặc biệt là đạt nghe IELTS 9 điểm mà rất ít khi nghe.

Một ông thầy khác (P.L) chuyên về BBC, CNN, VOA standard. Bạn học của tôi (H.A) chuyên về nghe bài hát để học. Người nào cũng đạt thành quả cao trong pháp môn của mình.

Bản thân tôi chuyên về phim phụ đề. Mỗi phim xem ít nhất 20 lần, học thuộc từng câu từng chữ trong phim. Cả đời quanh quẩn cũng chỉ xem 15 bộ phim, không hơn.

Bạn đừng ngộ nhận pháp môn nào là ưu thế tuyệt đối cũng đừng chỉ trích pháp môn nào là kém hiệu quả.
Hiệu quả kém chính là do ta chưa đi tận cùng con đường của nó. Hãy đi tận cùng và bạn sẽ tới được Rome.

Related posts

MỘT TƯ DUY GIÁO DỤC HOÀN TOÀN MỚI

Đỗ Cao Sang

Người tỉnh thức là người thải ít rác nhất

Đỗ Cao Sang

CON CHÓ CỦA TONY

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment