Đỗ Cao Sang

PHẬT GIÁO VÀ ĐẦU TƯ KINH TẾ

Sinh thời Khổng tử đề cao LỄ. Quả thực LỄ có tác dụng chỉnh đốn tâm thức. Chẳng hạn một kẻ mang comple, cà vạt, giày đen thì anh ta tự nhiên sẽ điều chỉnh cách ứng xử vô thức. Anh ta sẽ đoan trang, nhã nhặn, lịch thiệp hơn để tương xứng với quần áo. Mưa dầm thấm lâu, mãi như thế, anh ta biến thành lịch thiệp lúc nào không biết. Và đó cũng là bản chất của NLP. Nếu ta cứ gọi người khác là “đại nhân” và xưng mình là “tiểu nhân” thì trong tâm cũng khởi phát tinh thần KHIÊM TỐN.

Khổng Tử chưa nghiên cứu NLP nhưng ông hiểu tác dụng của NLP. Các nghi lễ Khổng tử đặt ra và theo đuổi rất khắt khe, thậm chí rườm rà. Lão tử nói với Khổng tử: Ông bày vẽ lắm chuyện. Sao không để con người sống với bản năng thực tướng? Khổng tử đáp: Đạo đức suy đồi, cương thường đảo lộn. Muốn cải tổ thì phải bắt đầu từ LỄ.

Tuy nhiên LỄ không phải lúc nào cũng phải ảnh thực chất. Một kẻ bên ngoài khúm núm gọi ta là THẦY nhưng bên trong vẫn ngầm rủa ta là THẰNG. Bởi vậy tôi quý trọng LỄ nhưng không đề cao về LỄ.

Sinh thời, Phật duy trì LỄ nhưng không quá câu nệ và đề cao LỄ. Ngài nói: Nếu LỄ không đem lại tiến bộ về tâm thức và đạo hạnh thực sự thì LỄ cũng không có ích gì. Nghĩa là người hành giả duy trì LỄ thì trong tâm phải khởi phát sự thành thực (tối thiểu là trong lúc hành LỄ).

Nhà nước ta đang đề cao LỄ (xây tượng đài nghìn tỷ, quốc khánh trăm tỷ, giao thừa, giỗ tổ ngàn tỷ…). Bản chất của LỄ trong xã hội ta là gì?

Thích Ca nói: Đứng đầu là ĐẠO, kẻ cai trị lấy ánh sáng của VƯƠNG ĐẠO ra làm gương là mô thức lý tưởng nhất. VƯƠNG ĐẠO suy thì lấy ĐỨC ra úy lạo. ĐỨC suy đồi thì lấy LỄ và LUẬT vận hành xã hội. Ở đâu LỄ và LUẬT đẻ ra liên tục và trang trí màu mè sặc sỡ nghĩa là nơi đó đã sắp sửa suy vong cùng cực.

Cũng vậy, ở đâu chạy quảng cáo tùm lum, bày trò thoát y câu khách (điện máy Trần Anh) nghĩa là đang suy thoái, sắp phá sản.

Kẻ đầu tư tài chính cũng phải nhìn xa trông rộng. Bỏ tiền mua chứng khoán hoặc chạy cho con vào công an, bộ đội cũng nên đọc mấy lời khuyên của Phật. Ai dám bảo Phật giáo là vô dụng với đầu tư kinh tế?

Related posts

VUI BUỒN NGHỀ PHÂY

Đỗ Cao Sang

LỜI HỨA CỦA DÂN KINH DOANH GIÁO DỤC

Đỗ Cao Sang

NÔN RA MÁU

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment