Đỗ Cao Sang

NĂNG LỰC QUAN SÁT

Trong chương I của sách ÓC SÁNG SUỐT, cụ Nguyễn Duy Cần có nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực quan sát, phân tích. Chính năng lực quan sát và cảm thụ vạn vật ở thế giới bên ngoài đã phân biệt người này và người kia.

Tại sao Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Tô Hoài đi Tây Bắc lại có thể sáng tác, viết ra hàng chục bài tùy bút, truyện ngắn hấp dẫn trong khi chúng ta chỉ chụp được dăm cái ảnh tung Phây?

Tại sao Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu nhìn trăng có thể làm thơ nhưng vợ Điền chỉ thấy trăng sáng sẽ giúp thị đỡ tốn hai xu dầu?

Đó chính là sự tinh tế của tâm hồn. Muốn luyện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế thì phải giỏi quan sát, phân tích.

Ông Vonte nói, tập vẽ là con đường luyện óc quan sát, phân tích và luyện đức kiên nhẫn hoàn hảo nhất. Học vẽ không nhất thiết phải để trở thành thợ vẽ hay họa sỹ.

Lại nữa, Phương Tây nói, học cần phải vui như chơi mới là giáo dục đỉnh cao. Tôi lại không tin điều này lắm. Nếu đúng thì cũng chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Tuy học cần có vui vẻ nhưng không hẳn lúc nào cũng dễ chịu. Ai nói sự học luôn dễ chịu là lừa dối. Học vẽ, học bơi, học ngoại ngữ, học võ…có những thời điểm rất cực. Nhưng cực nào cũng sẽ qua.

Khi xưa chúng tôi học đàn guitar, các đầu ngón tay rỏ máu vì dây đàn bằng sắt. Phải thọc tay vào chậu cát nóng để làm chai lỳ đầu ngón. Ai muốn thành tựu thì đều làm như thế. Không chừa ai cả. Đau đớn càng nhiều thì thành công càng lớn.

Cháu nào vượt thắng được giai đoạn cơ cực sẽ hưởng thành quả ngọt ngào. Hết khổ là vui, vốn lẽ đời!

Mẹ nào đăng kí khóa MỸ THUẬT + TIẾNG ANH cho con thì nhắn tin nhé. Cảm ơn các mẹ.

Related posts

VIỆT NAM GIÁO DỤC BẠI VONG

Đỗ Cao Sang

TUỔI THƠ CỦA MIKHAIL LOMONOSOV

Đỗ Cao Sang

TẤT CẢ CHỈ ĐỂ SỬ DỤNG

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment