Đỗ Cao Sang

LẠI NÓI CHUYỆN SÁCH

1. Sách hay là sách khiến bạn phải suy nghĩ, chứ không phải sách suy nghĩ thay cho bạn.

2. Trước tiên, hãy đọc sách cũ và cổ của những tác giả giải Nobel vì nó đã được thời gian khảo nghiệm. Bạn không hiểu là lỗi ở bạn chưa đọc kỹ, chưa kiên trì hoặc tâm hồn bạn chưa luyện đến độ tinh tế.

3. Đọc sách mà lướt qua thì chỉ là đọc giải trí. Đọc để học thì phải đọc chậm và nhiều lần.

4. Trước khi đọc sách phải hiểu về tác giả và hoàn cảnh tác giả viết cuốn đó.

5. Trước khi đọc sách, bạn nhìn mục lục và dự đoán xem tác giả sẽ viết gì.

6. Sau khi đọc, hãy tập viết tóm tắt cho mỗi chương. Ban đầu viết 10 câu. Sau rút dần còn 5 câu. Cuối cùng rút còn 1 câu. Viết càng ngắn, càng cô đọng lại càng khó.

7. Sau khi đọc, hãy viết lời bình luận một ý nào đó trong sách với thái độ nhã nhặn, lịch thiệp, khiêm tốn.

8. Sau khi đọc, hãy đóng vai một kẻ thù của tác giả để vạch ra hết điểm yếu. Rồi lại đóng vai người bào chữa để bảo vệ cho tác giả. Như thế, tư duy của bạn mới sâu sắc được.

9. Hãy liên tưởng những cuốn sách cùng chủ đề của những tác giả khác.

10. Càng đọc nhiều và nghiên cứu kỹ, tâm hồn bạn càng tinh tế và sáng rõ. Bạn sẽ đủ nhạy cảm để nhận ra sự kì diệu qua từng biểu hiện nhỏ nhặt của cuộc sống và tự nhiên.

—000—

Trước khi vô cầu, phải cầu thật nhiều.

Trước khi vô ngã, phải chấp ngã.

Trước khi vô biên xứ, phải hữu biên xứ.

Trước khi phi tưởng, phải tưởng cho nhiều.

Trước khi vô tướng, phải chấp vào tướng.

Trước khi vô tác, phải tác thật nhiều.

Trước khi vô niệm, phải niệm cho nhiều.

Trước khi vô úy (lo sợ), phải úy rất nhiều.

Trước khi buông, phải tham đắm.

Trước khi buông kinh, phải học đa kinh.

Trước khi vô ngôn, phải đa ngôn.

Trước khi ngộ, phải mê.

Trước khi thơm, phải thối.

Trước khi sen, phải bùn.

Dục tốc tất vong.

Related posts

LUÔN PHẢI HỎI TẠI SAO?

Đỗ Cao Sang

GIÁO DỤC Ở TA

Đỗ Cao Sang

VĂN NGHỆ

Đỗ Cao Sang

Leave a Comment